KẾ HOẠCH BÀI DẠY


Mẫu kế hoạch bài dạy

Người soạn
Họ và tên
Nhóm A+
Trương Thị Thúy Tiên
Lê Trần Tuấn Cường
Trần Anh Tú
Quận
Quận 5
Trường
THPT Oxford
Thành phố
TP.HCM
Tổng quan về bài dạy
Tiêu đề bài dạy
CON ĐƯỜNG KHÔNG YÊN Ả
Tóm tắt bài dạy
Trong thực tế, một vật chuyển động chịu rất nhiều lực tác dụng như lực ma sát, lực đàn hồi, lực quán tính.
Trong dự án này, học sinh tìm hiểu về các lực này, đồng thời tìm hiểu cách khắc phục các lực có hại cho chuyển động.
Lĩnh vực bài dạy
Vật lý
Cấp / lớp  
10
Thời gian dự kiến
6 tuần
Ø  Tuần 1: Nhắc lại kiến thức
Giáo viên nhắc lại các khái niệm, các định luật, công thức xác định lực ma sát, lực đàn hồi, lực quán tính.
Chia lớp thành các nhóm (khoảng 4 nhóm)
Ø  Tuần 2,3: Học sinh làm các thí nghiệm tự chọn để khảo sát các loại lực
Giáo viên cho học sinh làm các bài tập củng cố kiến thức.
Ø  Tuần 4,5,6: Cuộc thi “Về đích an toàn”
  • Thể lệ: Học sinh chế tạo các mô hình xe có khả năng giảm xóc. Ban giám khảo đặt lên xe 1 quả trứng, cho xe chạy qua các chướng ngại vật. Nếu quả trứng không bể thì xe đạt yêu cầu
  • Kế hoạch
ü  Tuần 4,5: Học sinh chế tạo các mô hình xe theo yêu cầu cuộc thi
ü  Tuần 6: Tham gia cuộc thi
Chuẩn kiến thức cơ bản
Chuẩn nội dung và quy chuẩn
Hiểu biết các kiến thức về động học chất điểm, động lực học chất điểm, cơ học vật rắn
Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập

Nắm được kiến thức động học chất điểm, động lực học chất điểm, cơ học vật rắn
Biết sử dụng các bộ thí nghiệm có trong trường THPT
Nâng cao khả năng làm việc nhóm, khả năng sáng tạo

Bộ câu hỏi định hướng


Câu hỏi khái quát
Tại sao trong thực tế, một vật không thể chuyển động tự do được?
Nêu tên các lực cơ mà em đã biết?
Tại sao phải phân loại các lực cơ?



Câu hỏi bài học
Các lực nào có thể tác động lên vật trong quá trình chuyển động?
Có phải tất cả các lực đều cản trở chuyển động không?
Các em đã biết các phuộc nhún ở xe đạp, xe máy hay cái lực kế ở phòng thí nghiệm...bộ phận chính của nó là cái lò xo. Tuy nhiên, ta còn chưa biết được việc chế tạo chúng dựa trên đinh luật nào?
Khi không có lực ma sát thì ta có đi bộ hay đi xe được không?
Một hòn bi đang lăn trên mặt bàn. Tại sao hòn bi lăn chậm lại?



Câu hỏi nội dung
Viết biểu thức của lực quán tính? từ đó suy ra phương chiều của nó?
Tại sao tàu vuc trụ được phóng theo chiều quay của trái đất?
Giải thích rõ khẳng định:" hệ quy chiếu quán tính thì không có lực quán tính,hệ quy chiếu không quán tính thì có lực quán tính"?

Lực ma sát là gì? Cách xác định?
Nêu những đặc điểm (về phương, chiều, điểm đặt) của lực đàn hồi của: lò xo, dây cao su, dây thép.
Phát biểu định luật Húc.
Vì sao mỗi lực kế đều có một giới hạn đo nhất định?
Giải thích ý nghĩa của đại lượng K trong công thức tính độ lớn của lực đàn hồi. 
Nêu rõ vai trò của lực đàn hồi trong các ví dụ sau:
 - Nút bấm ở bút bi 
 - Hệ thống cung tên
 - Cầu bật của vận động viên nhảy cầu
 - Bộ phận giảm xóc của ô tô ,xe máy
Lực đàn hồi là gì? Cách xác định?
Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt.
Hệ số ma sát trượt là gì? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức của lực ma sát trượt.
Nêu những đặc điểm của lực ma sát nghỉ.
Vì sao bôi dầu mỡ lại giảm được ma sát?
Vì sao muốn cho đầu tàu hỏa kéo được nhiều toa phải có khối lượng lớn?
Hãy tìm ví dụ về ma sát có ích và ma sát có hại?
Vì sao muốn cho đầu tàu kéo được nhiều toa thì đầu tàu phải có khối lượng lớn?
Tìm hiểu ứng dụng của lực ma sát trong các loại băng chuyền?
Quán tính có lợi hay có hại?
Cách triệt tiêu các lực cản trở chuyển động?




Kế hoạch đánh giá
Lịch trình đánh giá



Trước khi bắt đầu dự án
Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc
Sau khi hoàn tất dự án



-Đặt câu hỏi
Kế hoạch dự án.
-Các bản tóm tắt
-Lập bảng kiểm mục quan sát
-Các sổ ghi chép.
-Đặt câu hỏi
Thảo luận
-Chia lớp thành các nhóm nhỏ

-Tìm hiểu rõ hơn về các loại các lực bằng các thí nghiệm đơn giản. Từ đó gợi mở cho học sinh về cách ứng dụng của các loại lực đó, hướng dẫn cho học sinh cách chế tạo một động cơ đơn giản nhưng có gắn liền với những gì đã tìm hiểu.

-Đánh giá nhóm và tự đánh giá
- Đánh giá sản phẩm học sinh, kỹ năng trình bày ý tưởng.
- Yêu cầu HS làm bảng tự đánh giá, đánh giá các thành viên trong nhóm.
- Yêu cầu HS thực hiện phản hồi cho bài học trên blog của dự án.



- Yêu cầu HS nhận xét, góp ý cho phần trình bày của những nhóm khác trên trang blog.
-Giáo viên hướng dẫn cho các nhóm học sinh cách chế tạo một động cơ đơn giản nhưng có gắn liền với những gì đã tìm hiểu.
-Giáo viên thường xuyên theo dõi, nhắc nhở các em tích cực làm theo yêu cầu của trò chơi, hỗ trợ các em khi cần thiết.

-Bảng tiêu chí bảng tin
Kiểm tra thử
Bài viết thu hoạch.
- Các nhóm trình diễn trước lớp.
- Giáo viên và  các thành viên trong lớp nhận xét phần trình bày của các nhóm.

-Tổ chức tham gia cuộc thi trên lớp.
-Giáo viên đồng thời là ban giám khảo, chấm điểm cho các đội chơi theo đúng tiêu chí đã dề ra ban đầu.

Tổng hợp đánh giá

Chi tiết bài dạy
Các kỹ năng thiết yếu
Về kiến thức: nắm vững kiến thức vật lý.
Kỹ năng tư duy độc lập và giải quyết vấn đề
Kỹ năng giao tiếp và hợp tác, làm việc nhóm.
Kỹ năng giải quyết tình huống, thái độ học tập tốt và có tinh thần trách nhiệm.
Kỹ năng tự đánh giá và đánh giá người khác
Biết cách sử dụng các chương trình word, ppt, flash… tìm kiếm và trao đổi thông tin bằng mạng internet.
Kỹ năng tìm kiếm, lọc lựa thông tin từ nhiều nguồn.(internet, sách báo, tivi,…)


Các bước tiến hành bài dạy
Ø  Tuần 1: Nhắc lại kiến thức
Ø  Tuần 2,3: Học sinh làm các thí nghiệm tự chọn để khảo sát các loại lực
Ø  Tuần 4,5,6: Cuộc thi “Về đích an toàn”
  • Thể lệ: Học sinh chế tạo các mô hình xe có khả năng giảm xóc. Ban giám khảo đặt lên xe 1 quả trứng, cho xe chạy qua các chướng ngại vật. Nếu quả trứng không bể thì xe đạt yêu cầu
  • Kế hoạch
ü  Tuần 4,5: Học sinh chế tạo các mô hình xe theo yêu cầu cuộc thi
ü  Tuần 6: Tham gia cuộc thi
Điều chỉnh phù hợp với đối tượng

Học sinh tiếp thu chậm
-Tổng kết lại kiến thức sau khi các nhóm học sinh trình bày và nhấn mạnh trọng tâm bài học một lần nữa.
-Đặc biệt khi chia nhóm và đánh giá cần chú ý các em có tham gia hoạt động của nhóm tích cực hay không mà có mức độ đánh giá và phân công công việc phù hợp cho từng nhóm.
-Thực hiện kiểm tra  và củng cố bằng cách cho làm bài tập ngay tại lớp hoặc bài tập ứng dụng thêm về nhà.
- Mỗi nhóm chia đều và phải có học sinh giỏi lý trong mỗi nhóm.



Học sinh không biết tiếng Anh
-Cung cấp các nguồn tư liệu in sẵn và các website bằng tiếng Việt.(Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo tại thư viện,Thư viện vật lý: http://thuvienvatly.com/home/ , Vật lý Việt Nam: http://vatlyvietnam.org/ ,…)
-Cung cấp các phần mềm và tư liệu hỗ trợ cho việc nghiên cứu tài liệu tiếng Anh.
(Oxford Dictionary online: http://oxforddictionaries.com/, Google Translate: http://translate.google.com.vn/ ,….)
-Hướng dẫn cho các em một số kỹ năng làm việc cơ bản với máy tính và các công cụ sử dụng cơ bản cần cho bài( Microsoft Office Word, Microsoft Office PowerPoint,Google,...)
-Phân chia nhóm có các bạn khá về tiếng anh hay vi tính đễ hỗ trợ giúp đỡ các học sinh kém về các phần trên.


Học sinh năng khiếu
-Gợi ý các tài liệu mở rộng thông tin không chỉ trong bài dạy mà còn liên quan các bài khác hay môn khác.Giới thiệu các tài liệu mới và đa dạng mang tính gợi mở cho học sinh nghiên cứu thêm.
-Đặt thêm các phần nghiên cứu ngoài bài sẽ được điểm cộng, thưởng nhưng cần xác thực sự sáng tạo hay sao chép.
-Các ý tưởng bảo vệ môi trường khả thi thì giúp các em liên hệ với các cơ quan chức năng, đem ý tưởng đóng góp cho xã hội.

Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo


Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)
Máy quay
Máy tính
Máy ảnh kỹ thuật số
Đầu đĩa DVD
Kết nối Internet
Đĩa Laser
Máy in
Máy chiếu
Máy quét ảnh
TiVi
Đầu máy VCR
Máy quay phim
Thiết bị hội thảo Video
Thiết bị khác
Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)
Cơ sở dữ liệu/ bảng tính
Ấn phẩm
Phần mềm thư điện tử
Bách khoa toàn thư trên đĩa CD
Phần mềm xử lý ảnh
Trình duyệt Web
Đa phương tiện
Phần mềm thiết kế Web
Hệ soạn thảo văn bản
Phần mềm khác


Tư liệu in
Sách giáo khoa, đề cương, hướng dẫn thực hành phòng Lab, tài liệu tham khảo v.v.
Hỗ trợ
Những đồ vật cần thiết cho bài dạy. Đừng liệt kê những vật dụng hằng ngày có sẵn trong phòng học.
Nguồn Internet
Địa chỉ trang Web trợ giúp cho bài dạy của bạn.

1.12
 
Yêu cầu khác
Khách mời, người hướng dẫn, chuyến đi thực tế, học sinh lớp khác, phụ huynh v.v.


Chương trình giáo dục của Intel ® được quỹ Intel và tập đoàn Intel tài trợ.
Bản quyền © 2007 của Tập đoàn Intel. Tất cả các quyền đã được đăng ký. Intel, logo của Intel, sáng kiến giáo dục của Intel và chương trình Intel Teach là các nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký của Tập đoàn Intel tại Hoa Kỳ và các nước khác. Các tên hiệu và nhãn mác khác có thể được xem là thuộc sở hữu của công ty khác

5 nhận xét:

  1. Bố cục blog còn đơn giản quá, nôi dung tương đối được.

    Trả lờiXóa
  2. hihi..d thấy phần giới thiệu ấn tuwowbgj nhưng hơi nổ..heheh

    Trả lờiXóa
  3. hồ sơ nhìn cũng ok!sản phẩm học sinhg của mấy pạn là j zay?

    Trả lờiXóa
  4. Cường ơi, N nghĩ là cần bổ sung thêm số tiết trong 1 tuần nữa.

    Trả lờiXóa